Chuyên mục chính

Hoạt động qua ảnh
Ảnh-30-08-2020-20-img0 Ảnh-30-08-2020-20-img1 Ảnh-30-08-2020-20-img2 Ảnh-29-07-2018-11-img0 Ảnh-05-04-2018-23-img0 Ảnh-23-08-2017-15-img0 Ảnh-23-08-2017-15-img0 Ảnh-21-08-2017-10-img0 Ảnh-27-09-2016-21-img0 Ảnh-27-09-2016-21-img1

Giới thiệu chuyên ngành
Thứ tư, 08/07/2015 - 23:19

GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

1. Mục tiêu và chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu và nghiệp vụ ngoại thương đáp ứng yêu cầu hội nhập, tự do hóa thương mại và quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
- Đào tạo các cử nhân có trình độ về lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
- Sinh viên có khả năng giải quyết thấu đáo các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu và thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
- Sinh viên có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
1.2. Chương trình đào tạo
- Sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được trang bị đầy đủ các Kiến thức Cơ bản và Kiến thức cơ sở như sinh viên của các trường đại học thuộc khối Kinh tế; Bên cạnh đó, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo đầy đủ các nội dung kiến thức cơ sở ngành của Ngành Tài chính - Ngân hàng như: Tài chính tiền tệ, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường chứng khoán, Quản lý Tài chính công… Đặc biệt, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành mang tính chất nghề nghiệp thuộc lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu và nghiệp vụ ngoại thương. Cụ thể các kiến thức nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, thống kê hải quan, kiểm tra sau thông quan; các kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ hải quan như phân loại, áp mã hàng hóa, xác định trị giá hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ; các kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương như kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, giao nhận vận tải quốc tế; lôgistic và chuỗi cung ứng dịch vụ… các chế độ chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các chính sách về hải quan và thương mại quốc tế v.v...
- Ngoài ra chương trình đào tạo còn cung cấp các kiến thức bổ trợ về pháp luật quốc tế trong lĩnh vực Hải quan, bảo hiểm thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế và các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa; Các kiến thức bổ trợ chuyên ngành như: Thuế, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế, v.v…
2. Điều kiện học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
- Trong quá trình đào tạo sinh viên được tiếp cận nhiều với môi trường thực tế qua các chuyên đề báo cáo thực tế của các chuyên gia đến từ Tổng cục Hải quan, qua các đợt đi thực tế tại các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan, các đại lý hải quan, các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế hoặc thực hành các nghiệp vụ hải quan qua Phòng thực hành nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan tài trợ được cài đặt các phần mềm ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ ngoại thương.
- Sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương được Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan địa phương bố trí thực tập cuối khóa và có công chức hải quan trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập trên cơ sở Hợp tác đào tạo giữa Học viện Tài chính với Tổng cục Hải quan.
- Bên cạnh Học bổng Ngân sách nhà nước cấp theo kết quả học tập, sinh viên chuyên ngành Hải quan còn có cơ hội nhận được Học bổng Khuyến khích học tập của Tổng cục Hải quan (15 suất/năm). Đặc biệt, các sinh viên có kết quả học tập tốt còn có cơ hội được lựa chọn đi du học nước ngoài và sau khi về nước sẽ được công tác trong ngành Hải quan. Ngoài ra, Khoa Thuế và Hải quan còn có học bổng dành tặng cho các sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học và những sinh viên có điểm thi tuyển đầu vào cao. Tạp chí Thuế cũng dành 10 suất học bổng/năm tặng thưởng cho các sinh viên dân tộc, vùng miền đặc biệt khó khăn, sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.
- Thêm vào đó, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương ngoài nhận tấm bằng tốt nghiệp Ngành Tài chính – Ngân hàng, có thể lựa chọn học thêm cùng lúc các ngành học khác trong Học viện Tài chính (học song ngành) như ngành kế toán, ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh tế v.v... để có thể nhận thêm bằng cử nhân chính quy dài hạn với ngành học mà mình yêu thích để có thêm cơ hội nghề nghiệp khi ra trường được.
3. Cơ hội nghề nghiệp
- Với những kiến thức được đào tạo, sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương hoàn toàn có cơ hội và có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ hải quan, kê khai thuế, kê khai hải quan, thanh toán, giao nhận vận tải quốc tế, kế toán, kiểm toán quốc tế v.v...; Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, các Chi cục Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về thuế và hải quan như đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan, tư vấn thuế, tư vấn hải quan và các chính sách về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu; Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hải quan, thuế, ngoại thương.
- Hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển và rất cần những ngư¬ời có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ Hải quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu t¬ư vấn trong lĩnh vực thuế và hải quan cũng như lĩnh vực XNK ngày càng gia tăng cả trong khu vực công và tư¬, sinh viên chuyên ngành hải quan và nghiệp vụ ngoại thương là lực lư¬ợng có khả năng t¬ư vấn đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này. Đặc biệt với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hiện nay, các dịch vụ khai thuế và khai hải quan rất phát triển và đây cũng là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương.
- Ngành Hải quan cũng như ngành thuế và còn nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ khá lớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế và hải quan hiện đại. Bên cạnh đó ngành Hải quan rất quan tâm đến việc thu hút lực lượng sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương trở thành cán bộ, công chức của ngành như ưu tiên chỉ tiêu tuyển dụng, xét tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp thủ khoa v.v...
Số lần đọc: 4488
Các bài đã đăng
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA THUẾ - HẢI QUAN  
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính:Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: Học viện Tài chính, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: | Fax:
E-mail: khoathue-hq@hvtc.edu.vn | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoathue
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà